Banner Ngày 23/4/2024
THỰC HIỆN PHONG TRÀO "TẾT NHÂN ÁI" XUÂN GIÁP THÌN 2024

CƠ QUAN TỈNH HỘI GỒM BAN LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN.

I. BAN LÃNH ĐẠO

1. Họ và tên: Đỗ Văn Tuấn 

Năm sinh: 10/11/1965

Chức vụ: Chủ tịch

Email:bstuan07@gmail.com

Điện thoại cơ quan: 02993.825113

2. Họ và tên: Phạm Thị Hồng Yến 

Năm sinh: 24/5/1974

Chức vụ: Phó Chủ tịch Thường trực

Email:hongyen.st@gmail.com

Điện thoại cơ quan: 02993.612866

3. Họ và tên: Thái Kim Phượng 

Năm sinh: 07/4/1978

Email:taichinhstrc@gmail.com

Chức vụ:  Phó Chủ tịch

Điện thoại cơ quan: 02993.620157

4. Văn Phòng

Họ và tên: Cao Tú Ngân 

Năm sinh: 06/06/1982

Chức vụ: Chánh văn phòng tỉnh Hội

Email cá nhân:ngancaotu@gmail.com

Email cơ quan: soctrangrc@gmail.com

Điện thoại cơ quan: 02993.822866

5. Ban Phong trào

Họ và tên: Nguyễn Xuân Hoàng

Năm sinh: 9/3/1987

Chức vụ: Trưởng Ban

Email:thoaimistrc@gmail.com

Điện thoại cơ quan: 02993.829585

6. Ban Truyền thông - Quản lý và Phát triển nguồn lực

Họ và tên: Quách Dư Dũng 

Năm sinh: 19/05/1974

Chức vụ: Trưởng Ban

Email:dudungstrc@gmail.com

Điện thoại cơ quan: 02993.820808

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG, BAN

1. VĂN PHÒNG

1.1 Nghiên cứu, tổng hợp về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước và Hội cấp trên để đề xuất công tác kế hoạch; tổng hợp; tổ
chức hành chánh, quản trị, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng và tổ
chức thực hiện công tác theo chủ trương của Thường trực cơ quan tỉnh
Hội.
1.2 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan và giúp Thủ
trưởng cơ quan điều hành, quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình,
kế hoạch đã đề ra, tổng hợp thống kê số liệu  kết quả hoạt động chung
của toàn tỉnh Hội, chuẩn bị dự thảo các báo cáo tuần, tháng, quí, 6
tháng và báo cáo đột xuất của tỉnh Hội.
1.3 Tổ chức công tác thông tin nội bộ, các cơ quan cấp trên và các ban,
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội.
1.4 Phối hợp với các Phòng, Ban chuẩn bị các văn bản ký kết liên ngành
giữa tỉnh Hội và các ngành hữu quan.
1.5 Công tác tổ chức: Nghiên cứu đề xuất các chủ trương, biện pháp công
tác xây dựng Hội về tổ chức, đề xuất về cơ chế, chính sách và thể chế
hoá về mặt Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Hội.
1.6 Công tác quản trị cơ quan
a) Tiếp đón khách, bố trí lịch làm việc của khách với Thường trực và
các Phòng, Ban tỉnh Hội, giúp đỡ cán bộ Hội, huyện, thị, TP và cơ sở
đến làm việc với tỉnh Hội theo điều kiện, khả năng và quy định của cơ
quan.
 b) Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị,
tập huấn, tiếp khách… theo kế hoạch của Thường trực và Phòng, Ban (khi
đã được Thường trực thống nhất).
 c) Mua sắm, sửa chữa, bảo quản, quản lý kho tàng, hàng hóa, tài
chính, cơ sở vật chất, phương tiện của cơ quan  đúng theo quy định
hiện hành

d) Tổ chức thực hiện công tác trực gác cơ quan, đảm bảo trật tự an
toàn và vệ sinh cơ quan theo nội dung thực hiện nếp sống văn minh nơi
công cộng.

 1.7 Công tác tài vụ
a) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công tác kế toán của cơ quan theo đúng
luật ngân sách và luật kế toán, tham mưu cho lãnh đạo trong việc điều
hành nguồn ngân sách được cấp, trên tinh thần tiết kiệm, chi đúng chi
đủ theo từng hạn mục đã được qui định.
 b) Lập dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm phù hợp với định
hướng và kế hoạch công tác của Hội. Phối hợp với các Phòng, Ban lập kế
hoạch chi tiêu hàng tháng, quí, năm để tham mưu thường trực cân đối
điều hành kinh phí đảm bảo tiết kiệm nhưng đáp ứng yêu cầu công tác.
c) Theo dõi hỗ trợ, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính cho cán bộ
làm công tác tài vụ của các huyện, thị, thành phố.

2. BAN PHONG TRÀO

2.1 Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp các hình thức hoạt
động của hội về cứu trợ trong tình trạng khẩn cấp và trợ giúp nhân
đạo; Công tác chăm sóc sức khoẻ; Công tác sơ cấp cứu; Công tác hiến
máu nhân đạo, công tác phòng thảm hoạ, công tác tìm kiếm. Dự thảo đề
xuất các dự án, các văn bản có liên quan về các mặt công tác trên.
 2.2 Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá về
chương trình dự án đã được đầu tư giúp đỡ các cấp Hội, chỉ đạo điểm,
xây dựng điển hình, nhân rộng điển hình và tổng kết báo cáo các chương
trình kế hoạch của Thường trực Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đề ra.

 2.3 Cùng với Phòng, Ban, Văn phòng cơ quan tổ chức tiếp nhận, quản lý,
phân phối, sử dụng tiền, hàng cứu trợ, viện trợ, hướng dẫn các địa
phương thực hiện đúng yêu cầu của tổ chức tài trợ và chỉ đạo của Trung
ương Hội.

 2.4 Nghiên cứu tham mưu đề xuất Thường trực tỉnh Hội về phương thức
xây dựng quỹ tạo nguồn thu theo hướng dẫn của Trung ương Hội và qui
định của Điều lệ Hội; tham mưu Thường trực tỉnh Hội quản lý và sử dụng
nguồn quỹ hội theo đúng luật định. Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho hệ
thống hội cấp huyện và cơ sở về nghiệp vụ vận động, quản lý thu chi
nguồn quỹ, hướng dẫn các qui trình xây dựng quỹ, khai thác cơ sở vật
chất sẵn có để tạo nguồn quỹ Hội.
2.5 Tham mưu giúp Thường trực và Chủ tịch chỉ đạo, hướng dẫn và phối
hợp các địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân
dân, phòng chống dịch bệnh, sơ cấp cứu; tham mưu Chủ tịch triển khai
thực hiện nhiệm vụ của Thường trực Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện
tỉnh;
2.6 Tham mưu, hướng dẫn các cấp Hội thực hiện các hoạt động và chương
trình, dự án liên quan đến các nhiệm vụ Phòng ngừa, Tái thiết, Giảm
nhẹ: Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chủ trương, giải pháp của Hội
Chữ thập đỏ tỉnh tham gia phòng ngừa, ứng phó, phục hồi, giảm nhẹ rủi
ro thảm họa và tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc trong chiến tranh,
thiên tai, thảm họa;

3. BAN TRUYỀN THÔNG

3.1 Tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội quản lý, chỉ đạo
công tác tuyên huấn thanh thiếu niên, tình nguyện viên, cộng tác viên
trong lĩnh vực trường học.
3.2 Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên và tình nguyện viên
Chữ thập đỏ trong toàn hệ thống. Hướng dẫn các cấp Hội trong việc sử
dụng Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Biểu tượng Chữ thập đỏ, giám
sát việc thực hiện Bộ nhận diện thương hiệu của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ công tác truyền thông,
công tác thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
3.3 Tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động nhằm nâng cao nhận
thức của tổ chức, cá nhân về các nội dung sau đây: Mục đích, ý nghĩa,
nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương
yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam; Chính sách,
pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ; Pháp luật nhân đạo
quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm
đỏ quốc tế, các điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

 

  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
  • slideshow_large
Truy cập hôm nay : 17
Truy cập trong 7 ngày :40
Tổng lượt truy cập : 23,250